AcDieu225
Co Vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Acdieu

TIN TỨC UKRAINE 15.3.2014

TIN TỨC UKRAINE 15.3.2014
~~~~~~~~~~~~~~~
Ukraine: Đụng độ đẫm máu ngay trước giờ trưng cầu dân ý
tin-tuc-UKRAINE 15.3.2014
Hai người chết, 5 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ chính phủ Kiev
và những người thân Nga tại thành phố Kharkiv (Đông Ukraine).
Trước đó, Hoa Kỳ và Nga đã không thể thống nhất phương án giải quyết khủng hoảng tại vùng Crimea của Ukraine, trước thềm cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra tại đây vào ngày 16/3.
Nga đã tuyên bố sẽ tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý, vốn bị Hoa Kỳ gọi là bất hợp pháp.

'Kích động'
Vụ bạo lực mới nhất được cho là bắt đầu tại Quảng trường Svoboda của Kharkiv vào tối thứ Sáu, 14/3, và sau đó chuyển hướng đến một trụ sở của phe ủng hộ chính phủ Ukraine trong thành phố.
Các nhân chứng cho biết những người ủng hộ Nga đã tìm cách tấn công những người biểu tình đối lập đang trấn thủ trong tòa nhà.
Thống đốc vùng Kharkiv, ông Ihor Baluta, đã gọi vụ việc là động thái gây "kích động".
Cả hai phe đổ lỗi lẫn nhau đã châm ngòi cho vụ đụng độ. Một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành.
Trước đó, một cuộc đụng độ khác giữa hai phe ủng hộ và chống Nga cũng đã xảy ra tại Donetsk, một thành phố khác nằm ở phía Đông Ukraine, khiến ít nhất một người thiệt mạng.
Ukraine đã cáo buộc Nga là sử dụng những kẻ gây kích động để châm ngòi cho bất ổn ở khu vực biên giới phía Đông. Moscow đã bắt bỏ cáo buộc này và tuyên bố sẽ bảo vệ "những người đồng hương" trước lực lượng cánh hữu cực đoan.

'Hậu quả'

Cũng trong ngày thứ Sáu, 14/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp từ phía Nga, Sergei Lavrov, đã không thể thống nhất cách giải quyết khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.
Sau cuộc đối thoại dài 6 tiếng đồng hồ tại London, ông Lavrov nói cả hai bên "không tìm được điểm chung" về vấn đề này.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cuộc nói chuyện đã "mang tính xây dựng".
Ông Lavrov nhấn mạnh Moscow sẽ "tôn trọng nguyện vọng của người dân Crimea".
Trong khi đó, ông Kerry, người miêu tả cuộc nói chuyện là "thắng thắn và khách quan", nói Hoa Kỳ thừa nhận những "lợi ích chính đáng" của Nga tại Ukraine.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng Washington vẫn không thay đổi quan điểm về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và sẽ không thừa nhận kết quả của nó.
Ông cũng nói người đồng nhiệm phía Nga đã nói rõ rằng Tổng thống Vladimir Putin chưa sẵn sàng đưa ra bất cứ quyết định nào trước khi cuộc bỏ phiếu tại Crimea được hoàn tất.
Ông Kerry cho biết ông đã nói với ông Lavrov rằng Nga sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu "không tìm cách chuyển hướng".
Cả Hoa Kỳ và EU đã cảnh báo sẽ áp đặt những lệnh cấm vận nghiêm khắc nhằm vào Moscow.
Hành động can thiệp quân sự của Nga vào Crimea, nơi vốn là lãnh thổ của nước này trước năm 1954, bắt đầu kể từ khi Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Vikto Yanukovych, bị truất quyền ngày 22/2.

Một số diễn biến khác
• Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ có cuộc họp vào thứ Bảy, 15/3, để bỏ phiếu dự thảo nghị quyết do Hoa Kỳ đưa ra trong đó xem cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là bất hợp pháp.
• Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đến Ba Lan và Lithuania vào đầu tuần sau để thảo luận cách giúp Ukraine bảo toàn chủ quyền, cũng như trách nhiệm tương trợ lẫn nhau về vấn đề an ninh giữa các quốc gia trong khối Nato.
• Lầu Năm Góc cho biết sẽ lưu hạm đội hàng không mẫu hạm lại trên Địa Trung Hải lâu hơn dự tính vì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.
• Nga đã triển khai nhiều xe chở lính và pháo binh đến phía Bắc Crimea, các nhân chứng cho biết.
• Lực lượng biên phòng của Ukraine bắt đầu kiểm tra những chuyến tàu từ Crimea đến những nơi còn lại của Ukraine.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Những bức hình ám ảnh về vũ khí của người biểu tình Ukraine
UKRAINE 15.3.2014

Những loại vũ khí thô sơ này là sản phẩm tự chế của người biểu tình Ukraine,
nhằm chống lại súng, dùi cui và đạn hơi cay của cảnh sát.
Một số loại vũ khí được những người biểu tình chống chính phủ tại Ukraine khắc tên thành phố quê hương hay mục tiêu của mình, những biểu tượng tôn giáo, hình biếm họa Tổng thống vừa bị phế truất Yanukovych trong nhà giam...
Mỗi loại vũ khí được thiết kế riêng cho những mục đích khác nhau: Dùi cui và gậy để đánh đối đầu, súng cao su và đá để tấn công từ xa, đinh ba để lôi khiên khỏi tay cảnh sát. Chúng là "niềm tự hào" của người biểu tình, một phần là bởi khả năng sát thương cao của mình.
Những loại vũ khí này đã trở thành chủ đề cho bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Tom Jamieson. Ông Jamieson cùng với trợ lý của mình đã mang theo một miếng vải đen làm phông nền, lang thang khắp các khu vực người biểu tình chiếm đóng, tìm hiểu về những loại vũ khí mà họ mang theo. Mỗi khi bắt gặp một loại vũ khí lạ mắt, ông đã ngay lập tức nhờ chính chủ nhân của nó giơ lên để chụp ảnh. Những bức ảnh vì thế mà đều được chụp ngay tại hiện trường: từ quảng trường, tòa nhà bị chiếm đóng tới khu vực gần lều của người biểu tình...
Nhiếp ảnh gia Jamieson nói rằng những người biểu tình tự chế các vũ khí chiến đấu ngay tại chỗ: "Họ mở một xưởng trên tầng 2 của một trung tâm báo chí. Họ cắt khiên để làm mẫu và cứ nửa giờ lại sản xuất được một cái. Đó không phải chỉ là việc thoáng qua. Nó rất hệ trọng và được tổ chức thực sự, thực sự rất tốt".
Dưới đây là những bức hình ám ảnh về các loại vũ khí thô sơ của người biểu tình Ukraine do nhiếp ảnh gia Jamieson thực hiện:
UKRAINE 15.3.2014
Dùi cui với những chiếc đinh được đóng ở đầu. Trên thân cây gây có ghi chữ Ternopil, tên một thành phố ở tây Ukraine. Chủ nhân của cây dùi cui này nói rằng tay cầm của nó đã được quấn lại bằng băng sau khi bị vỡ trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động Berkut.

 UKRAINE 15.3.2014

Theo Jamieson, mỗi một người biểu tình được trang bị mũ bảo hiểm, mũ chùm đầu và một loại gậy.

 UKRAINE 15.3.2014

Gậy buộc với dây xích và đá giống như vũ khí thời Trung Cổ.

 UKRAINE 15.3.2014

Đầu của lựu đạn đã nổ cũng được người biểu tình sử dụng như một loại vũ khí.

 UKRAINE 15.3.2014

Vũ khí trông như một chiếc búa với cán rất dài.

 UKRAINE 15.3.2014

Một cây gậy bóng chày cũng trở thành vũ khí của người biểu tình.

UKRAINE 15.3.2014 

Chiếc mũ bảo hiểm của người biểu tình được sơn hình Thánh Michael cạnh Tiêu ngữ của Ukraine.

UKRAINE 15.3.2014 

Một loại vũ khí thô sơ khác là đá. Người biểu tình thường cất giữ loại vũ khí này
tại những vị trí bí mật trên phố và có thể lấy ra sử dụng ngay khi xảy ra đụng độ với cảnh sát.

 UKRAINE 15.3.2014

Mặc dù được trang bị vũ khí thô sơ, nhưng những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine
hoạt động rất có tổ chức và chống lại lực lượng an ninh rất hiệu quả.

UKRAINE 15.3.2014 

Vũ khí được tự chế rất thô sơ.

UKRAINE 15.3.2014 

Một loại súng tự chế được người biểu tình sử dụng để bắn đá vào cảnh sát.

UKRAINE 15.3.2014 

Một cây gậy sắt với hình cựu Tổng thống Yanukovych trong nhà giam cùng dòng chữ “Yanukovych đã bị bắt.”

 UKRAINE 15.3.2014

Cây gậy với dòng chữ “Người gìn giữ hòa bình.”

 UKRAINE 15.3.2014

Cây gậy với đầu được đính răng cưa.

 UKRAINE 15.3.2014

Cây gậy bóng chày của một người biểu tình ghi dòng chữ “Vì Ukraine và một vận mệnh tốt đẹp, thành phố Kiev”

 UKRAINE 15.3.2014

Một cây côn tự chế.

 UKRAINE 15.3.2014

Thanh gỗ này ghi dòng chữ “Các thủy thủ của Hạm đội Biển Đen”.

 
~~~~~~~~~~~~~~~~

Kịch bản tệ nhất ở Ukraine: Gần 17.000 vũ khí hạt nhân tham chiến

UKRAINE 15.3.2014


"Khủng hoảng Ukraine đã xuất sắc trong việc tập trung sự chú ý của cả thế giới vào mình và những thách thức của mình. Đừng lãng phí bất cứ cuộc khủng hoảng nào!".
Ông Seth Baum, giám đốc Viện nghiên cứu Nguy cơ Thảm hoạ Toàn cầu (CGRI) đã có bài viết trên trang Huffington Post, phân tích tình huống xấu nhất và tốt nhất có thể xảy ra với Ukraine, trong thời điểm Nga và châu Âu, đặc biệt là Mỹ, đang đối đầu hết sức căng thẳng.

Dưới đây là bài phân tích của ông Seth Baum:
Trong trường hợp tốt nhất, khủng hoảng tại Ukraine sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao thông qua sự hợp tác ngày càng được thắt chặt giữa Nga và châu Âu. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với hòa bình thế giới. Trong trường hợp xấu nhất, cuộc khủng hoảng sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân giữa Nga và Mỹ, dẫn đến sự diệt vong của nhân loại.
Hãy bắt đầu bằng kịch bản xấu nhất, chiến tranh hạt nhân và kho vũ khí của Nga, Mỹ. Mọi chuyện sẽ xấu tới mức độ nào?. Hãy hiểu thế này: Các phân tích gần đây cho thấy, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân "có giới hạn" giữa Ấn Độ và Pakistan, khoảng 1 tỉ người sẽ chết vì thiếu hụt lương thực do mùa đông hạt nhân. Đấy là với giả định sẽ chỉ có 100 vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh "có giới hạn" này. Mỹ và Nga tổng cộng đang có khoảng 16.700 vũ khí hạt nhân. Nhân loại khó có thể tồn tại sau thảm hoạ chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ.
Dường như khó có khả năng Nga và Mỹ sẽ lao vào một cuộc chiến hạt nhân vì Ukraine. Họ chắc chắn có bất đồng, nhưng cả 2 bên vẫn còn ở xa mức cần thiết để phải viện tới những biện pháp bất thường như thế này. Thay vào đó, nhiều khả năng là toàn bộ cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết với mức thiệt hại tối thiểu về người. Tuy nhiên, với nhiều diễn biến bất ngờ đã xảy ra, chúng ta không thể loại trừ khả năng mọi chuyện sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân trực diện.

Chiến tranh hạt nhân có thể vô tình xảy ra, ví dụ như khi một báo động giả bị hiểu nhầm là thật, và vũ khí hạt nhân được phóng đi với lý do trả đũa. Đã từng có một số tình huống đáng lo ngại, suýt dẫn tới chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ ngoài ý muốn trong nhiều năm qua.
Gần đây nhất là năm 1995, khi Nauy phóng một tên lửa mang thiết bị nghiên cứu khoa học từ phía bắc nước này. Radar của Nga đã phát hiện ra tên lửa và xem nó là tên lửa hạt nhân. Lực lượng hạt nhân Nga được đặt trong tình trạng báo động và Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin đã phải đối mặt với quyết định liệu có phóng vũ khí hạt nhân để đáp trả hay không.
May mắn là Tổng thống Yeltsin và Bộ tổng tham mưu Quân đội Nga đều quyết định rằng đây chỉ là báo động giả. Cho tới nay, bài học rút ra từ vụ việc này là chiến tranh hạt nhân có thể được khơi mào ngay cả trong những thời điểm bình lặng.
Với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, tình hình hiện nay không hề ổn. Nó thậm chí còn căng thẳng hơn cả năm ngoái, khi Mỹ cân nhắc việc can thiệp quân sự vào Syria. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi đó, Israel cũng tiến hành thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo sớm hơn so với kế hoạch. Radar của Nga một lần nữa lại phát hiện ra vụ phóng và bước đầu nghi ngờ rằng đó là sự mở màn cho hành động quân sự. Vụ việc này đã có thể leo thang, đặc biệt là khi Mỹ và Nga đang có những quan điểm trái ngược về Syria. May mắn là sự nhầm lẫn đó đã được giải quyết nhanh chóng và căng thẳng không leo thang.
Nga và Mỹ có thể giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn bằng việc duy trì lực lượng hạt nhân của mình ở trạng thái bình thường, hạn chế việc nâng mức báo động. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng hiểu nhầm các tín hiệu được phát hiện là một cuộc tấn công, cũng như giảm khả năng tấn công trả đũa các báo động giả đó.
Việc duy trì ở mức bình thường, thay vì mức báo động hạt nhân cao sẽ cho cả 2 bên có thêm thời gian để đánh giá chính xác các tín hiệu mà họ phát hiện. Nhờ vậy, nó có thể giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn. Trong khi đó, tất cả các bên liên quan cũng nên có trách nhiệm trong việc giảm mức độ căng thẳng. Điều này có thể đạt được bằng cách chú trọng tới các giải pháp ngoại giao thay vì can thiệp quân sự, và bằng cách ngăn chặn bất cứ động thái quân sự nào vượt ra khỏi Ukraine.

UKRAINE 15.3.2014

Những người lính Ukraine mệt mỏi, cầu nguyện vì hòa bình
Còn giờ là kịch bản tốt đẹp nhất. Có lý do thuyết phục để tin tưởng rằng khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc và thế giới sẽ trở nên hoà bình, an toàn hơn so với thời điểm trước khủng hoảng, nếu một số động thái nhất định được thực hiện. Những động thái này cũng có thể được thực hiện ngay cả khi không có khủng hoảng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã xuất sắc trong việc tập trung sự chú ý của cả thế giới vào Ukraine và những thách thức mà nước này gặp phải. Đừng để lãng phí bất cứ cuộc khủng hoảng nào!.
Xét cho cùng, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Ukraine nằm ở sự bất thường về địa chính trị của mình. Ukraine không nằm một cách gọn gàng trong những sự phân tách về mặt địa lý đã được thiết lập. Nó là một quốc gia biên giới giữa khối Liên minh châu Âu EU và khối Nga.
Tương tự như vậy, dân số của nước này cũng bị chia tách, số người muốn gia nhập châu Âu và số người muốn gia nhập Nga gần như xấp xỉ nhau. Tổng thống mới bị lật đổ Viktor Yanukovych là một trong số những người Ukraine quan tâm tới cả EU và Liên minh Hải quan CU do Nga đứng đầu. Tuy nhiên, cả EU và CU đều không chấp nhận vị thế kép này, và Yanukovych hiện đang sống phải sống lưu vong, còn đất nước thì hỗn loạn.
Thật không công bằng khi Ukraine rơi vào tình thế khó xử về địa chính trị và phải chịu hậu quả là một cuộc khủng hoảng chính trị. Song có thể sẽ xuất hiện cơ hội trong khủng hoảng. EU và CU hiện nay có thể hợp tác hướng tới vị thế nước đôi đặc biệt của Ukraine.
Nếu châu Âu và Nga đều nghiêm túc về một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và ước nguyện dân chủ của Ukraine, thì vị thế kép này có thể là lựa chọn tối ưu nhất. Cùng với đó, nó có thể giúp đưa châu Âu và Nga xích lại gần nhau nhau hơn trong hoà bình và hợp tác về kinh tế. Chúng ta cũng có cơ hội lớn để đẩy Chiến tranh Lạnh lùi sâu vào quá khứ.
Giả sử rằng thoả thuận hợp tác về Ukraine là khả thi, có thể có người sẽ hỏi: "Ai thua thiệt?". Câu trả lời rõ ràng là Trung Quốc. Quốc gia này có thể sẽ cảm thấy bị đe doạ bởi một khối Nga - NATO thống nhất. Các quốc gia khác có thể cũng cảm thấy điều tương tự. Để giảm thiểu nguy cơ này, đối thoại giữa EU và Nga nên xem xét tới Trung Quốc và các quốc gia đáng được quan tâm khác nữa.
Những cuộc đối thoại như thế này phù hợp với các nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bảo đảm an ninh và hiểu biết lẫn nhau. Một vài người cho rằng điều này quan trọng không kém việc đạt được hoà bình trên thế giới mà không cần tới vũ khí hạt nhân. Và vì vậy, một thoả thuận hợp tác về Ukraine cũng có thể đạt được ở quy mô toàn cầu. Vì lợi ích của tất cả chúng ta, cần phải theo đuổi sự lựa chọn này ngay lập tức.
Vậy khủng hoảng Ukraine sẽ rơi vào trường hợp nào: xấu nhất hay tốt nhất, hay kịch bản dung hoà ở giữa? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào các động cơ của Nga, đặc biệt là liệu nước này có tìm kiếm giải pháp hoà bình như họ tuyên bố, hay đã có mục tiêu bành trướng, hung hăng?
Hi vọng đó là khả năng thứ nhất, và lúc đó, sẽ có thể đạt được một thoả thuận ngoại giao mà không có ai phải đổ máu. Tôi nghĩ rằng khả năng thứ nhất cũng dễ xảy ra hơn. Nhưng cho tới khi thế giới biết chắc điều đó, vẫn cần phải cảnh giác. Đơn giản là có quá nhiều mối đe doạ.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Nhận Crimea, Nga sẽ phải bỏ ra một số tiền rất lớn
UKRAINE 15.3.2014
Các chuyên gia cùng chung nhận định rằng, việc sát nhập Crimea vào Nga
sẽ khiến Nga phải trả giá không hề rẻ.
Theo truyền hình Nga, nhiều ý kiến từ nước này đang thể hiện sự ủng hộ đối với việc Crimea sát nhập vào Nga và tỏ ra rất hào phóng, sẵn sàng mở hầu bao trợ giúp vùng lãnh thổ này sau khi sát nhập.
Ví dụ, Moscow đã tuyên bố sẽ cấp cho mỗi cựu binh Thế chiến thứ Hai tại Crimea 5.000 rúp. Tuy nhiên, tờ Le Firgaro nghi ngờ không biết sự nhiệt tình này sẽ kéo dài được tới bao giờ, khi mà nền tảng kinh tế, xã hội tại Crimea còn yếu kém.
Tờ này phân tích, Nga sẽ phải trả chi trả một khoản lương hưu đáng kể khi mà tỉ lệ những người về hưu tại Crimea cao hơn 17 điểm so với Nga, còn tiền lương của họ đang ở hạng thấp nhất (trung bình là 250 euro), thấp hơn cả nước cộng hoà nghèo Daguestan. Tình trạng di dân ồ ạt từ Crimea đến lãnh thổ Nga hiện tại là điều không thể tránh khỏi.
Nga cũng sẽ phải bỏ tiền xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở Crimea. Trong khi đó, Nga sẽ phải chọn đường biển để xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, thay vì đi qua ngả Ukraine như hiện nay và việc này sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Tờ Le Firgaro cho hay, theo ước tính của các chuyên gia, riêng về kinh tế, Nga sẽ tốn kém tới gần 20 tỉ euro trong trung hạn, nếu Crimea sát nhập vào Nga. Tờ này đặt câu hỏi, không biết Nga có thể gánh vác thế nào trong thời điểm tình hình kinh tế Nga cũng đang không mấy tốt đẹp, nhiều khó khăn, căng thẳng chính trị cực độ khiến Ngân hàng Trung ương Nga lại phải chi hàng tỷ USD để trợ giá đồng rúp.

Trước động thái của các quốc gia phản đối Nga can thiệp vào Ukraine, báo kinh tế Pháp Les Echos thậm chí đã cảnh báo rằng, nếu quyết tâm nhận Crimea, Nga sẽ phải chấp nhận những sự mất mát lớn về cả chính trị và kinh tế.
Le Figaro dẫn lời ông Alexei Portanski, giáo sư kinh tế ở Moscow cho hay: "Người ta khó có thể nghĩ chính phủ Nga sẽ đi đến cùng. Đây là điều khó tưởng tượng được".Mỹ và nhiều nước đồng minh đang liên tục đưa ra những lời đe doạ trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, Đức, từng chủ trương "đối thoại" cũng đã bắt đầu thay đổi quan điểm. Trước Quốc hội Đức ngày 13/3, Thủ tướng Angela Merkel đã nhắc tới việc trừng phạt kinh tế đối với Nga.

 

AcDieu

Tin Buồn

2014

01-2014

02-2014

TIME